ĐÔI NÉT VỀ ỚT CHARAPITA

Cùng với nhụy hoa nghệ tây và vani, ớt Aji charapita là một trong những gia vị đắt nhất thế giới với giá lên đến 25.000 USD/kg (gần 600 triệu đồng). Loại ớt này có gì mà đắt đỏ đến vậy?

Loại ớt vừa đắt, vừa hiếm

Ớt Charapita có tên khoa học là Capsicum Baccatum, thuộc họ Solanaceae. Thoạt nhìn, nhiều người ngỡ đây là loại ớt bi nhiều màu thường thấy. Nhưng hoàn toàn không phải, những trái ớt với mức giá và độ cay “khủng”nhất thế giới này lại là một loại hoàn toàn khác.

Thế nhưng, ớt Aji Charapita lại là ngoại lệ. Những người nông dân ở Frauenkirchen, một ngôi làng nhỏ ở Áo, ai cũng mong ngóng chờ đến ngày thu hoạch Charapita – loại ớt cực hiếm và có giá đắt đỏ nhất thế giới. Theo những người dân trong làng, mỗi kilogram ớt Charapita bứt xuống khỏi cây, họ có thể bán với giá hơn 23.000 euro (gần 600 triệu đồng).

Tùy từng thời điểm, nó sẽ được bán với giá cao hơn. Nhờ vậy, nó đã đạt danh hiệu loại ớt đắt nhất thế giới, phá vỡ kỷ lục của quả vani và nghệ tây. Không chỉ đắt đỏ, ớt Aji Charapita còn khó mua. Bởi loại ớt này ngày nay rất hiếm gặp ngoài tự nhiên, chỉ dân bản địa, thổ dân hay đi rừng mới có cơ hội hái được. Vì số lượng rất ít, ngày nay được một số nước Châu Âu, Nam Mỹ trồng trong nhà kính áp dụng công nghệ cao với mục đích thương mại.

Cũng bởi giống quý, sản lượng ít và đặc điểm ưu việt trong y học và dinh dưỡng thực phẩm nên giá cả loại ớt này luôn ở mức cao mà thị trường thực phẩm thế giới không có ý định giảm giá, ngay cả khi chúng đã phổ biến hơn và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Gần đây, chúng mới được sử dụng vào mục đích thương mại, còn trước đây do hiếm nên chúng thường không được nhiều người biết đến. Ngoài bán ớt tươi, sấy khô, chúng còn được đóng thành chai và có mặt trong một số siêu thị.

Nếu không đến Peru, bạn không thể mua được loại ớt này trừ khi bạn mua được hạt giống qua hệ thống bán hàng trực tuyến rồi tự mang về trồng. Hoặc nếu tìm được nguồn bán thì giá của ớt Aji Charapita cũng tăng lên gấp nhiều lần. Do vậy, ớt Aji Charapita còn được mệnh danh là“bà hoàng của các loại ớt”. Giống ớt Charapita có nguồn gốc từ các vùng phía Bắc của đất nước Peru, và bắt nguồn từ một thành phố có tên Iquitos. Vì thế, người dân ở đây gọi loại ớt này là “Charapas”.

Ớt Charapita là loại cây bụi có hoa trắng, mỗi cây có hàng trăm quả nhỏ tròn, quả chuyển màu từ xanh, tím vàng đỏ rất đẹp, nhưng màu vàng phổ biến hơn cả. Quả ớt Charapita rất chắc, giòn, có một cụm hạt ở giữa. Loại ớt màu vàng chỉ bé bằng hạt tiêu.

Sở dĩ gọi là ớt hạt tiêu vì Charapita có hình tròn với kích thước khá nhỏ và đặc biệt là có độ cay thuộc hạng bậc nhất trong số các giống ớt từng được tìm thấy trên thế giới. Được biết, độ cay của loại ớt này lên tới 30.000 tới 50.000 độ cay Scolville, thậm chí nó còn cao gấp 4-20 lần ớt jalapeño nổi tiếng. Theo mô tả, độ cay này thậm chí có thể “làm thủng” lưỡi.

Đương nhiên cũng như các loại ớt khác, ớt Charapita cũng có thể ăn thẳng nếu bạn có đủ khả năng để chịu đựng được độ cay và bỏng rát của chúng. Nếu ăn sống, ớt Aji Charapita có vị hoa quả tươi ngon giúp món salad hoặc các loại sốt có hương vị mới lạ hơn hẳn. Thế nhưng, loại quả này thường được giã nhỏ thành dạng bột để làm gia vị cho món ăn.

Danh sách công thức các món ăn có thể thêm ớt Charapita dài vô tận, bởi đây là loại gia vị phổ biến ở nhiều quốc gia, được nhiều đầu bếp ưa thích. Tuy không phổ biến ở các nước phương tây nhưng ớt Aji Charapita vẫn được đầu bếp ở nhà hàng 5 sao đặc biệt ưa chuộng.

“So với các loại gia vị khác thì Charapita có vị rất cay. Tôi khuyên bạn không nên nếm thử nó hoặc dùng nó lúc tươi vì bạn không thể tưởng tượng được độ cay của nó như thế nào đâu. Nhưng khi được phơi khô rồi thì độ cay sẽ giảm đi, bọn trẻ cũng có thể ăn được”, bà Priska Stekovicz, một nông dân trong làng Frauenkirchen cho biết.

Nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Giống ớt đắt đỏ này đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc. Theo đó, Charapita chỉ trồng được ở môi trường hoang dã, trong rừng, cạnh những cây lớn. Được biết, nếu tự mua hạt giống, ớt này phải được trồng loại đất giàu hữu cơ, xốp; nhiều Photpho và Canxi. Cách gieo chuyển chậu (tốt nhất) hoặc trực tiếp ấn hạt vào đất 2 cm, sau đó phủ đất nhẹ nhàng. Ánh sáng khi ủ không nhất thiết. Khoảng cách giữa hạt 5 – 10 cm. Nhiệt độ ủ 28 – 330 C.

Thời gian nảy mầm 10 – 21 ngày. Sau đó mỗi ngày chỉ được tưới nước một lần và bón phân hữu cơ một lần trong tháng. “Giống ớt độc đáo này chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nóng và cần phải có sự chăm sóc cẩn thận của con người”, bà Priska chia sẻ.

“Chúng tôi tin rằng Charapita là vua của tất cả các giống ớt trên thế giới. Charapita phát triển trong môi trường thiên hoang dã, nó thường mọc ở các khu rừng bên cạnh những cây lớn”, ông Erich Stekovicz, chồng Priska cho biết thêm. Ngoài hương vị đặc biệt, ớt Charapita được ưa chuộng bởi nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.

Thành phần của ớt Charapita gồm: Nước, carbohydrate, protein, chất xơ, calci, phospho, sắt, carotene, thiamin, niacin, acid ascorbic, capsaicin. Do chứa hàm lượng cao capsaicin nên ớt Charapita có thể giúp giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa và chống viêm nhiễm.

Lượng vitamin C trong mỗi quả ớt lên đến 76,4 mg (tương đương với một quả cam trọng lượng trung bình), đây là chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa, giảm lão hóa tế bào.

Thêm nữa, loại ớt này cũng chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như calci, sắt, magne, kali và đồng, rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Mỗi quả ớt Charapita chứa 428 IU vitamin A cần thiết để duy trì thị lực. Khoảng 240mcg beta carotene, 319 mcg zeaxanthin, đều là những dưỡng chất có lợi cho đôi mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Shopping Cart